Chuyển giao quy trình sản xuất sơn là một trong những giải pháp không chỉ giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm chi phí mà còn mang đến nhiều sự tiện lợi. Tuy nhiên, để lựa chọn được một quy trình chuyển giao hợp lý với doanh nghiệp "Mới" không phải là điều đơn giản. Dưới đây là một số kiến thức về quá trình chuyển giao mà bạn nên biết.
Chuyển giao quy trình sản xuất sơn là quá trình chuyển đổi và áp dụng một quy trình sản xuất sơn từ một tổ chức, doanh nghiệp hay đơn vị nào đó sang một đơn vị sản xuất khác. Điều này thường được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất hay thay đổi công nghệ sản xuất.
Việc chuyển giao quy trình sản xuất sơn đòi hỏi sự chú ý và cẩn trọng bởi vì nó liên quan đến nhiều yếu tố về kỹ thuật, kinh tế và pháp lý cần có. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc chuyển giao quy trình sản xuất sơn, các bên liên quan cần thực hiện các bước chuẩn bị cụ thể và thực hiện quá trình chuyển giao một cách đúng đắn.
Quá trình chuyển giao sản xuất sơn mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sơn, những lợi ích đó bao gồm:
Bằng cách chuyển giao quy trình sản xuất sơn mới, doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất. Những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được về chi phí giá thành sản xuất, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Việc tự mình nghiên cứu và phát triển quy trình sản xuất sơn mới có thể tốn kém về thời gian và chi phí. Chuyển giao quy trình sản xuất sơn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể, và tập trung nguồn lực vào những hoạt động kinh doanh chính. ( Có rất nhiều đơn vị sợ mất khoản chi phí về công nghệ, đã liên hệ xin công thức bên bán hóa chất vật tư để sản xuất, đã có rất nhiều đơn vị phải đóng cửa vì các đơn vị bán nguyên liệu phụ gia ngành sơn ). Vì vậy bạn hãy là người thông thái khi lựa chọn dịch vụ
Việc chuyển giao quy trình sản xuất sơn cũng giúp các doanh nghiệp tiếp cận "Update" với những công nghệ mới và tiên tiến hơn, cải tiến sản phẩm và quá trình sản xuất, sẽ tạo ra sự khác biệt và đột phá so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.
Sản phẩm sơn mới được sản xuất theo quy trình mới có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ hiện nay. Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng.
Doanh nghiệp của bạn sẽ rất chủ động trong việc quản lý sản xuất, gia công sơn cho các hãng khác...
Quá trình chuyển giao sản xuất sơn sẽ bao gồm các bước sau:
Ở công đoạn cơ bản của quy trình sản xuất sơn, nước được đưa vào thùng trộn sau khi đã được định lượng theo công thức. Ở giai đoạn này máy chạy với tốc độ trung bình 400 - 500 vòng/phút. Sau khi giai đoạn đầu tiên kết thúc, bước vào giai đoạn thứ hai.
Trong giai đoạn thứ hai. Cho hỗn hợp bột đá, cao lanh, titan và các phụ gia khác vào bồn theo định lượng đã định. Tại thời điểm này, tốc độ của bộ phân tán được tăng lên từ 900 - 1200 vòng / phút.
Sau khi thực hiện các bước cơ bản trên, bước tiếp theo là giai đoạn chuẩn bị quan trọng, giai đoạn tạo đặc. Thời gian làm đặc thường mất 15 - 20 phút, máy phân tán chạy ở tốc độ cao và chất làm đặc được trộn đều sau 45 - 60 phút.
Công đoạn tiếp theo sau các công đoạn kể trên là công đoạn hỗn hợp nhựa với các nguyên phụ gia ở giai đoạn trước. Ở giai đoạn này, nhựa được thêm vào hỗn hợp và tốc độ của máy được điều chỉnh để chạy ở tốc độ trung bình trong khoảng 350 - 600 vòng/1 phút, thời gian cho nhựa từ 10 - 15 phút. Sau khi hết vật tư chạy thêm 10 phút nữa là xong mẻ sơn.
Sau khi hoàn tất nguyên vật liệu vào bồn khuấy, máy được chạy liên tục ở chế độ chậm từ 400 - 500 vòng/ phút tùy và kích thước bồn và đĩa khuấy để điều chỉnh tốc độ phù hợp, để hỗn hợp đồng nhất với nhau hoàn toàn thì cần khuấy liên tục từ 10 - 15 phút, sau đó chuyển giao quy trình kiểm tra chất lượng của sơn.
Bước này cũng quan trọng không kém trước khi đóng gói. Sau khi hoàn thành một mẻ sơn, lớp nền cần được kiểm tra lần cuối về độ phủ, độ mịn, và độ bóng của sơn. Sau đó sơn sẽ được đóng gói, lưu kho hoặc xuất ra thị trường theo yêu cầu thực tế của khách hàng.
Như vậy, chuyển giao quy trình sản xuất sơn đòi hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm rất nhiều. Do vậy, trước khi có ý định tìm kiếm đơn vị chuyển giao bạn cần lựa chọn và tìm hiểu thật kỹ về đơn vị đó, tuổi thọ công ty, cũng như số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. Liên hệ với Net Việt để biết thêm chi tiết nhé.
Liên hệ
CÔNG TY TNHH TM VÀ QC NET VIỆT
Địa chỉ : 16, Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, TP. Hà Nội
Hotline : 0943.188.318 Tư vấn công nghệ
Email : congnghesonnuocnano@gmail.com
0 bình luận cho Chuyển Giao Quy Trình Sản Xuất Sơn - Quá Trình Chuẩn Bị Và Ưu Điểm Cần Biết