Công nghệ tiên phong

Công thức sơn và những điều cần biết

Đăng bởi: Phạm Văn Cương Ngày 02-12-2023 | 50 lượt xem

Ngày này với sự phát triển của công nghệ, việc nâng cấp công thức trong sản xuất sơn để phủ hợp điều kiện thời tiết, môi trường, sức khỏe con người...là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi công ty nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ sơn, trước khi tìm hiểu sâu về công nghệ sơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sơn nước là gì ? công thức sơn như thế nào? hay sơn nước gồm những thành phần nào nhé.

Sơn nước là gì

Sơn nước là một hỗn hợp mà trong đó có sự đồng nhất, gồm chất tạo màng, chất kết dính và các loại bột độn, khi hợp thành có sự giàn trải và bám đều lên bề mặt của vật thể cần sơn. Tùy vào chất lượng của từng dòng sơn khác nhau để xây dựng công nghệ sơn phù hợp. Sơn nước là sản phẩm rất phong phú, đa dạng về màu sắc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong công thức gồm những thành phần nào nhé !

sơn nước và thành phần trong công thức

Công thức sơn gồm những thành phần nào

Trong hệ thống sơn nước bao gồm những dòng sơn cơ bản như sơn lót, sơn phủ màu hệ mịn, sơn phủ màu hệ bóng, sơn chống thấm 2 thành phầm, sơn chống thấm 1 thành phần...Tùy vào từng dòng sơn cụ thể và chức năng khác nhau để đội ngũ kỹ sư có thể xây dựng công thức sản xuất sơn khác nhau, dưới đây là công thức chi tiết của sơn chống thấm xi măng 2 thành phần, mời quý khách hàng cùng tham khảo chi tiết.

Công thức sơn tham khảo

STT

KH

ĐVT

Tỷ lệ 

 Tỷ lệ Nạp 

1

PT00

Lít

25.13

       251.3

2

PT01

Kg

0.55

          5.5

3

PT02

Kg

0.16

          1.6

4

PT03

Kg

0.35

          3.5

5

PT04

Kg

0.8

          8.0

6

PT06

Kg

0.2

          2.0

7

PT15

Kg

3.5

         35.0

8

PT30

Kg

2

         20.0

9

PT27

Kg

2

         20.0

10

PT43

Kg

0.8

          8.0

11

PT28

Kg

36

       360.0

12

PT44

Kg

1

         10.0

13

PT11

Kg

0.41

          4.1

PT34

Kg

1

         10.0

14

PT38

Kg

23

       230.0

15

PT07

Kg

0.3

          3.0

PT34

Kg

0.5

          5.0

16

PT06

Kg

0.2

          2.0

17

PT05

Kg

0.9

          9.0

18

PT09

Kg

0.1

          1.0

PT08

Kg

0.05

          0.5

PT34

Kg

0.5

          5.0

19

PT36

Kg

0.25

          2.5

20

PT12

Kg

0.15

          1.5

21

PT29

Kg

0.15

          1.5

22

 

 

100.00

      1,000

Công thức sơn bên trên chỉ mang tính chất tham khảo cho nội dung bài viết, để được chính xác và chuyển giao công thức sản xuất sơn, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0943.188.318. Hãy cũng cùng tìm hiểu về các thành phần có trong công thức sơn nhé.

Công thức sơn và những điều cần biết

Thành phần có trong công thức sơn nước

Sơn nước được tạo thành bởi những những nguyên vật liệu và phụ gia tương ứng, dưới đây là chi tiết !

Nước sạch

Nước sạch là thành phần chính có trong sơn nước, nước được coi là dung môi của sơn nước, vì vậy là thành phần không thể thiếu

Chất phân tán

Là loại phụ gia có tác dụng chống keo tụ các bột màu đã được nghiền, tách chúng ra bằng lực đẩy tĩnh điện hoặc hiệu ứng án ngữ không gian bởi các nhóm chức của chất phụ gia hấp phụ trên bề mặt bột màu (dạng bền hóa entropy).

Chất thấm ướt

Là chất hoạt động bề mặt, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của nước tăng diện tích tiếp xúc của bột màu và dung dịch, chất kết dính. Góp phần tăng tốc độ thâm nhập của chất lỏng vào bột màu.

Chất phá bọt to

Là Chất phá bọt cho sơn nước với hiệu quả khử bọt tuyệt vời, ngăn ngừa bọt siêu nhỏ, loại bỏ các vi hạt tốt, không ảnh hưởng đến độ bóng màng sơn.

Chất diệt khuẩn

Trong thành phần sơn có chứa cellulose và nước, khi tiếp xúc với không khí trong quá trình sản xuất và thi công sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên hiện tượng sơn có mùi hôi khó chịu. Cạnh đó, vi khuẩn còn phá hoại cellulose, làm giảm độ đặc, nhớt, ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Vì vậy chất chống thối được ứng dụng trong ngành sản xuất sơn để cải thiện những vấn đề trên.

Chất chống đông

Chất chống đông Propylene Glycol ( PG ) khi phân tán trong sơn, chúng len lỏi vào các chỗ trong giữa các hạt màu, chúng thay thế lớp không khí và hơi ẩm tại khối kết tụ màu nên Propylene glycol còn chất thấm ướt. Khi trong dung dịch sơn PG tạo lớp liên kết hydro với các phân tử nước trong sơn do đó làm cho các phân tử dung môi nước bay ra ngoài chậm.

Chất tạo đặc HEC

Là dẫn xuất của Celulose không điện ly, rất dễ phân tán trong môi trường nước,  kể cả nước nóng hay nước lạnh. HEC thường được sử dụng điều khiển độ nhớt cho dung dịch sơn trong quá trình phân tán và bảo quản sơn nước, thường sử dụng nhiều ở sơn có hàm lượng bột độn cao.

Chất kết dính ( nhựa )

Trong dung sơn, các phân tử nhựa latex, bột màu phân bố đều với nhau, khi sơn phủ chúng nằm sít nhau tạo thành lớp mỏng bám chắc vào vật liệu cần phủ.Nhưng quá trình tạo màng sơn diễn ra nhờ sự liên kết tạo màng của dung dịch nhựa và sự tạo màng này lại xảy ra chậm và chỉ xảy ra ở một khoảng nhiệt độ nhất định, vì mỗi loại nhựa có giới hạn tạo màng khác nhau

Chất diệt nấm mốc

Sơn ngoài trời thương chịu tác động của mưa nắng, ẩm ướt nên các loại rêu, mốc rất dễ phát triển làm giảm khả năng bảo vệ màng sơn. Vì vậy trong hợp phần sơn người ta đưa vào một lượng nhỏ chất diệt nấm mốc để ngăn cản nấm mốc không thể sinh sống và phát triển. Chất chống nấm mốc thường được dùng cho sơn ngoài trời.

Tổng kết lại

Sơn nước được hình thành bởi các thành phần như bột độn, phụ gia, dung môi, chất kết dính....tùy vào chất lượng và chủng loại sơn khác nhau để xây dựng công thức sơn phù hợp... để được tư vấn chuyển giao công thức sơn, khách hàng vui lòng liên hệ với Net Việt technology để được hỗ trợ trọn gói từ A -  Z.

0 đánh giá Công thức sơn và những điều cần biết

0
5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá

0 bình luận cho Công thức sơn và những điều cần biết

Gửi câu hỏi